Tìm mẫu CV
Sắp xếp
cv
Xem trước Xem trước
Dùng mẫu

CV Chăm sóc khách hàng

Tại sao Viecnhanh365 không chỉ là một công cụ tạo CV?

Chúng tôi giúp kết nối ứng viên với công ty và nhà tuyển dụng bằng việc cung cấp một công cụ hoàn toàn mới để xây dựng, trình bày, chia sẻ CV và tìm công việc phù hợp dựa trên hồ sơ của bạn.

value

Mẫu CV đa dạng và chuyên nghiệp

Từ những mẫu CV đơn giản cho đến bắt mắt, tất cả đều có ở Viecnhanh365.com.

value

Nhanh và đơn giản

Với Viecnhanh365, bạn có thể dễ dàng tạo một chiếc CV hoàn hảo chỉ với vài cú nhấp chuột.

value

Những mẹo hữu ích

Viecnhanh365 sẽ giúp bạn viết CV một cách chi tiết, tự động đưa ra những đề xuất cũng như cảnh báo.

value

Cùng hợp tác với bạn bè

Chỉnh sửa CV cùng bạn bè hoặc nhận sự hướng dẫn từ cố vấn trong cùng một thời điểm để cải thiện CV.

Tạo những CV tuyệt vời cho công việc
tiếp theo của bạn

Chỉ trong 3 bước, tạo ấn tượng ngay với nhà tuyển dụng và công
ty với CV chuyên nghiệp và tuyệt vời của bạn.

Tạo những CV tuyệt vời cho công việc tiếp theo của bạn

Chỉ trong 3 bước, tạo ấn tượng ngay với nhà tuyển dụng và công ty với CV chuyên nghiệp và tuyệt vời của bạn.

minh hoa
1

Đăng nhập để có thể lưu CV

Bạn chỉ có thể lưu CV khi đã đăng nhập. Vì vậy bạn cần đảm bảo rằng mình đã đăng nhập trước khi bắt đầu tạo CV.

2

Bắt đầu tạo CV từ những mẫu CV có sẵn

Chọn mẫu CV phù hợp và tùy chỉnh bố cục, sau đó điền tất cả nội dung cần thiết. Thế là xong!

3

Nộp CV thôi!

Bây giờ, CV của bạn đã sẵn sàng rồi! Hãy lưu và tải về để bắt đầu theo đuổi công việc mơ ước nào.

Mục lục

Chăm sóc khách hàng là một vị trí công việc cần thiết đối với mọi công ty. Với mức thu nhập hấp dẫn và điều kiện làm việc không quá khắc nghiệt, rất nhiều người có mong muốn được làm việc trong ngành này. Để có thể gây ấn tượng với những nhà tuyển dụng khó tính cũng như tạo ra lợi thế cạnh tranh với các đối thủ khác, việc tạo CV xin việc là một yêu cầu rất lớn.

1. Giới thiệu về CV chăm sóc khách hàng 

Giới thiệu về CV chăm sóc khách hàng
Giới thiệu về CV chăm sóc khách hàng

Cũng như CV xin việc cho các ngành nghề khác, ta cần phải phân biệt CV của công việc chăm sóc khách hàng với một mẫu CV xin việc chung chung để có thể tập trung thể hiện đúng nơi đúng chỗ. Vì vậy, ta hãy đi vào tìm hiểu chi tiết về mẫu CV này. 

1.1. CV chăm sóc khách hàng là gì? 

Chăm sóc khách hàng là một phần trong quy trình hoạt động của một doanh nghiệp. Bộ phận này có nhiệm vụ tiếp nhận, thu thập và giải quyết các vấn đề, mong muốn của khách hàng trước, trong và cả sau khi khách hàng sử dụng sản phẩm/dịch vụ. Đây là một công việc vô cùng quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng đến trải nghiệm và cảm nhận của người dùng cũng như ý định quay lại của họ. 

Với bản chất công việc như vậy, CV chăm sóc khách hàng sẽ khác với CV xin việc kế toán hay bất kỳ những CV cho bất kỳ công việc nào khác bởi nó chỉ có thể sử dụng khi ứng tuyển trong ngành này. Nếu không thực hiện việc phân biệt CV giữa các ngành nghề này, chúng ta rất dễ sa đà mà chệch mất trọng tâm cần phải đáp ứng với công việc. 

1.2. CV chăm sóc khách hàng có thể dùng để ứng tuyển vào những công ty nào? 

Thực tế, công ty nào cũng sẽ có bộ phận chăm sóc khách hàng bởi hoạt động đem lại doanh thu cho các doanh nghiệp, công ty là bán ra sản phẩm hay dịch vụ của công ty mình. Vì vậy, bạn có thể tìm hiểu các công ty đang có nhu cầu tuyển dụng vị trí chăm sóc khách hàng ở nhiều nguồn tuyển dụng. 

Ngoài ra, ở một số loại hình doanh nghiệp sau đây, bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ có nhu cầu tuyển dụng cao mà bạn có thể có nhiều cơ hội khi ứng tuyển: 

- Bộ phận chăm sóc khách hàng trong các bệnh viện 

Các bệnh viện thường có các gói bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm thân thể để cung cấp các các cá nhân hay bệnh nhân. Chính vì vậy, bộ phận chăm sóc khách hàng trong bệnh viện thường có số lượng đông đảo và được đào tạo kỹ càng về chuyên môn, nghiệp vụ để đáp ứng được nhu cầu tư vấn và giải đáp các thắc mắc trong quá trình mua dịch vụ. 

- Bộ phận chăm sóc khách hàng trong các ngân hàng 

Ngân hàng là loại hình doanh nghiệp có số lượng nhân viên chăm sóc khách hàng cao không kém cạnh so với các bệnh viện. Thậm chí, đối tượng khách hàng của các ngân hàng thậm chí còn đa dạng và nhiều vấn đề hơn nhiều. Hiện nay, nhiều ngân hàng còn cung cấp dịch vụ tư vấn 24/7 để khách hàng có thể nhận được sự hỗ trợ ngay khi họ cần. 

Bộ phận chăm sóc khách hàng trong các ngân hàng
Bộ phận chăm sóc khách hàng trong các ngân hàng

- Bộ phận chăm sóc khách hàng trong các công ty bảo hiểm 

Các công ty cung cấp các sản phẩm bảo hiểm tư nhân cũng có nhu cầu tuyển dụng nhân viên chăm sóc khách hàng cao. Ngoài việc tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng đang sử dụng và thực hiện chăm sóc sau giao dịch cho khách hàng cũ thì họ còn có nhiệm vụ tìm những khách hàng tiềm năng mới cho công ty. 

Như vậy, ta thấy rằng cơ hội nghề nghiệp cho công việc chăm sóc khách hàng này là rất lớn, điều quan trọng là bạn có thể nắm bắt được cơ hội khi nó xuất hiện hay không. 

2. Ba bước “nâng tầm” CV chăm sóc khách hàng của bạn 

Ba bước “nâng tầm” CV chăm sóc khách hàng của bạn
Ba bước “nâng tầm” CV chăm sóc khách hàng của bạn

Nếu tỷ lệ cạnh tranh cao khiến bạn mất tự ti, lo lắng mình không vượt qua được đối thủ thì hãy để Viecnhanh365 bày cách. Chỉ với ba bước làm cực kỳ đơn giản, bạn đã nâng CV của mình lên một tầm cao mới, hoàn toàn đủ sức cạnh tranh với những ứng viên khác trên thị trường lao động. Cùng tìm hiểu ba bước làm đó là gì và có ý nghĩa gì nhé!

2.1. Bước 1: Xây dựng bố cục cho CV chăm sóc khách hàng 

Một bản CV xin việc với đầy đủ các thông tin cần thiết, phần mục rõ ràng luôn chiếm được cảm tình của các nhà tuyển dụng. Vì vậy, trước khi bắt tay vào thực hành, hãy chuẩn bị sẵn giấy bút hay bất kỳ công cụ nào để ghi chép lại những thông tin cần có trong một mẫu CV xin việc chăm sóc khách hàng. 

2.1.1. Thông tin cá nhân cho CV chăm sóc khách hàng 

Đây là thông tin mà mọi CV xin việc đều phải có bởi đây là những thông tin cơ bản nhất nhà tuyển dụng cần để liên hệ với bạn khi cần. Vì vậy, hãy cung cấp đầy đủ những vấn đề sau đây: 

- Ảnh cá nhân: Bạn cần sử dụng một hình ảnh chính diện, chưa qua chỉnh sửa, ảnh sắc nét và cận mặt cũng như trang phục phải lịch sự để thể hiện tính chuyên nghiệp. 

- Tên đầy đủ: Hãy viết thật to, rõ ràng tên họ đầy đủ của mình để nhà tuyển dụng có thể sử dụng và giao tiếp với bạn ở những vòng sau, không dùng nickname, tên giả cho vào CV. 

- Giới tính, ngày sinh: Những thông tin sinh học cơ bản này để nhà tuyển dụng đánh giá khả năng chịu đựng áp lực công việc và những yêu cầu khác nhau để có thể cung cấp những hỗ trợ khi cần thiết. 

- Số điện thoại: CV xin việc phải có số điện thoại để bộ phận nhân sự liên lạc với ứng viên trong một số công việc. Vì vậy, hãy cung cấp số bạn vẫn sử dụng thường xuyên. 

- Địa chỉ nơi ở: Nhà tuyển dụng cần thông tin về nơi ở để hỗ trợ ứng viên trong việc di chuyển đến công ty một thuận tiện và an toàn nhất có thể. 

- Email hoặc các link dẫn khác: Ngay tại bước này bạn có thể cung cấp địa chỉ hòm thư của mình hoặc các đường link dẫn tới các trang mạng xã hội bạn đang sử dụng như Linkedin, Facebook, Instagram,... nhưng phải đảm bảo được tính chuyên nghiệp, lịch sự để tránh bị điểm trừ. 

2.1.1. Thông tin cá nhân cho CV chăm sóc khách hàng
Thông tin cá nhân cho CV chăm sóc khách hàng 

Đương nhiên, ngoài những thông tin trên thì bạn còn có rất nhiều những thông tin khác. Nhưng hãy nghe theo lời khuyên của chúng tôi, bạn chỉ cần cung cấp những thông tin cơ bản như trên là đủ, còn lại hãy để nhà tuyển dụng tự tìm hiểu ở những vòng tiếp theo của quá trình tuyển dụng. 

2.1.2. Giới thiệu/Tóm tắt trong CV chăm sóc khách hàng 

Dù dung lượng của một bản CV xin việc chỉ có khoảng 1 đến 2 trang A4 nhưng do hạn chế về mặt thời gian và nhân lực mà nhiều nhà tuyển dụng không thể đọc toàn bộ nội dung trong CV của từng ứng viên. Điều này rất dễ dẫn tới việc bỏ sót thông tin của ứng viên và giảm khả năng cạnh tranh của họ. 

Để tránh trường hợp này xảy ra với mình, bạn hãy chủ động trích ra những thông tin quan trọng trong CV và viết thành một mục tóm tắt ngắn gọn (chỉ khoảng 3 đến 4 dòng) và đặt ở những vị trí thu hút. Như vậy, nguy cơ nhà tuyển dụng bỏ sót những thông tin hữu ích sẽ giảm đi rất nhiều.

2.1.2. Giới thiệu/Tóm tắt trong Cv chăm sóc khách hàng
Giới thiệu/Tóm tắt trong CV chăm sóc khách hàng 

2.1.3. Mục tiêu cho CV chăm sóc khách hàng 

Mục tiêu có thể là tiêu chí cuối cùng quyết định khả năng “có suất” công việc của bạn, vì vậy dù nó chỉ chiếm dung lượng nhỏ song bạn vẫn nên giành sự đầu tư thích hợp cho thông tin này. 

Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, hay trình bày tầm nhìn tương lai của bạn trong giai đoạn ngắn hạn và xa hơn. Đồng thời, bạn cần nghiên cứu trước khả năng phát triển của ngành này để vạch ra một mục tiêu khả thi và phù hợp. 

Ví dụ cho mục tiêu nghề nghiệp cho công việc chăm sóc khách hàng công ty bảo hiểm: 

- Mục tiêu ngắn hạn: Trong 6 tháng đầu, tôi hy vọng rằng mình sẽ nhanh chóng bắt kịp với yêu cầu của công việc, đạt được KPI công ty đề ra. 

- Mục tiêu dài hạn: Trong giai đoạn xa hơn, tôi mong muốn được đào tạo sâu hơn về chuyên nghiệp nghiệp vụ, từ đó phục vụ khách hàng một cách tốt nhất cũng như đạt những cột mốc KPI mới. 

Ví dụ cho mục tiêu nghề nghiệp cho công việc chăm sóc khách hàng online: 

Mục tiêu nghề nghiệp cho công việc CSKH Online
Mục tiêu nghề nghiệp cho công việc CSKH Online

Trong thời gian đầu, tôi mong mình sẽ nhanh chóng thích với công việc, từ đó có thể học hỏi nhiều hơn giúp mối quan hệ giữa công ty và khách hàng ngày càng bền chặt hơn. Bên cạnh đó, sau khoảng 2 - 3 năm công tác, tôi có nguyện vọng đặt chân lên một vị trí cao hơn để cống hiến những giá trị mới cho công ty. 

2.1.4. Kinh nghiệm làm việc cho CV chăm sóc khách hàng 

Những nhân viên giàu kinh nghiệm luôn thu hút được sự chú ý của các nhà tuyển dụng bởi họ sẽ giúp công ty tiết kiệm được rất nhiều thời gian và nguồn lực. Vì vậy, nếu bạn đã có một số kinh nghiệm trong quá khứ thì hãy trình bày cụ thể trong CV. 

Thế nhưng, nếu bạn là một newbie mới bước chân vào ngành thì cũng đừng lo lắng, bạn có thể cung cấp kinh nghiệm thực tập mà bạn từng có khi còn đi học để người đọc biết được bạn đã có sự tiếp xúc nhất định là đủ. Ngoài ra, bạn có thể tập trung vào ưu thế ở những phần phía sau. 

2.1.4. Kinh nghiệm làm việc cho CV chăm sóc khách hàng
Kinh nghiệm làm việc cho CV chăm sóc khách hàng 

2.1.5. Học vấn cho CV chăm sóc khách hàng 

Những ứng viên có thành tích học tập tốt cũng sẽ phản ánh khả năng lĩnh vực trong công việc của họ, vì vậy các thông tin về học vấn cũng được nhiều người chú trọng, nhất là những sinh viên mới ra trường. 

Tuy nhiên, công việc này không đòi hỏi bạn phải có trình độ học vấn cao siêu, vì vậy dù bạn là người trái ngành, là gương mặt hoàn toàn mới thì bạn vẫn có thể được lựa chọn nếu bạn có tiềm năng.

Học vấn cho CV chăm sóc khách hàng
Học vấn cho CV chăm sóc khách hàng

2.1.6. Kỹ năng làm việc cho CV chăm sóc khách hàng 

Kỹ năng có lẽ là điều một nhà tuyển dụng cho vị trí chăm sóc khách hàng quan tâm nhất. Bởi lẽ, công việc này không đòi hỏi kiến thức lý thuyết mà chỉ cần sự am hiểu về sản phẩm, quy trình và những kỹ năng mềm khác. 

Kỹ năng làm việc cho CV chăm sóc khách hàng
Kỹ năng làm việc cho CV chăm sóc khách hàng

Đối với công việc này, Viecnhanh365 khuyên bạn không được quên những kỹ năng sau: 

- Kỹ năng thuyết trình và thuyết phục người nghe;

- Kỹ năng xử lý tình huống nhanh nhạy và thông minh;

- Kỹ năng đàm phán, tư vấn sản phẩm;

- Thái độ bình tĩnh, ít cáu giận, tính cách ân cần, nhẹ nhàng,... 

2.1.7. Chứng chỉ, bằng cấp có liên quan cho CV chăm sóc khách hàng 

Ngoài những cấp học cơ bản và phổ biến, để công tác tốt trong ngành bạn có thể tham gia vào các khóa học khác để rèn luyện kỹ năng chuyên môn cho công việc chăm sóc khách hàng. Những chứng chỉ phụ này tuy nhỏ mà cực kỳ có võ!  

2.1.7. Chứng chỉ, bằng cấp có liên quan cho CV chăm sóc khách hàng
Chứng chỉ, bằng cấp có liên quan cho CV chăm sóc khách hàng 

2.1.8. Người tham chiếu cho CV chăm sóc khách hàng 

Thông tin về tên, chức vụ, cách thức liên lạc của người tham chiếu sẽ phục vụ cho việc xác nhận độ tin cậy cho CV của bạn. Vì vậy, dù không phải là yêu cầu cần thiết nhưng nó lại giúp CV của bạn nâng lên một bậc. 

2.2. Bước 2: Trình bày CV chăm sóc khách hàng 

Sau khi đã xác định được những thông tin cần có trong CV, công việc tiếp theo ta cần thực hiện là sắp xếp các phần mục này một cách khoa học và thu hút nhất. Nếu bạn cẩu thả, thiếu cẩn thận trong việc trình bày CV thì dù bạn có là một ứng viên có profile ấn tượng đi chăng nữa, người đọc cũng không muốn xem CV của bạn đâu. 

Trình bày CV chăm sóc khách hàng
Trình bày CV chăm sóc khách hàng

Để trình bày CV chăm sóc khách hàng có thể tạo cảm tình và sự chú ý của nhà tuyển dụng, bạn hãy lưu ý các vấn đề sau đây: 

2.2.1. Lưu ý về dung lượng của CV 

Trung bình một bản CV xin việc chỉ được gói gọn trong 1 đến 2 trang A4, vì vậy đừng vì quá tham lam trong việc thể hiện bản thân mà tạo CV chăm sóc khách hàng quá dài, gây cảm giác chán nản và mệt mỏi cho người đọc. 

Vì vậy, trong quá trình tạo CV, nếu những thông tin bạn đưa ra bị quá so với dung lượng cho phép thì hãy xem xét và điều chỉnh để không khiến người đọc bị “quá tải”. 

2.2.2. Chú ý đến những khoảng trống 

Nhiều ứng viên khi tạo CV thường cố nhồi nhét nhiều thông tin nhất có thể dẫn đến CV xin việc kín mít chữ khiến người đọc bức bách, khó chịu khi đọc. 

Thay vì cố thêm 1 hay 2 từ vào CV, bạn hãy cô đọng những điều mình muốn truyền tải và cố gắng tạo ra nhiều khoảng trống nhất có thể. Điều này tưởng như đơn giản nhưng thực tế lại là một điểm dừng hiệu quả để lấy lại cảm xúc hứng thú cho nhà tuyển dụng sau khi tiếp nhận rất nhiều thông tin khác nhau. 

2.2.3. Cẩn trọng trong việc lựa chọn font chữ và màu sắc 

Một bản CV nhiều chữ nhưng lại được viết bởi những font chữ bé tý, mờ nhạt hay thậm chí là móc nối vào nhau quả thực là những lỗi trình bày căn bản mà rất nhiều bản CV xin việc mắc phải. 

Để nhà tuyển dụng có thể tập trung vào việc đọc CV một cách rõ ràng, trước hết hãy lựa màu sắc chủ đạo nhẹ nhàng, không quá chói sẽ gây phân tâm. Nếu bạn muốn kết hợp màu sắc thì nên lựa chọn các cặp màu không tương phản tuyệt đối. 

Còn về font chữ, hãy sử dụng những font chữ cơ bản, nét dày vừa phải so với nội dung CV, tránh những font chữ gầy hay font chữ nghệ thuật vì điều này sẽ biến thành một “thử thách” đối với người đọc. 

2.3. Bước 3: Kiểm tra chính tả và nội dung CV chăm sóc khách hàng 

Bước cuối cùng của công việc tạo CV chăm sóc khách hàng chính là rà soát mọi vấn đề xung quanh CV của chúng ta: 

- CV có mắc lỗi chính tả, ngữ pháp nào không? 

- Bố cục trình bày của CV đã khoa học, hợp lý hay chưa? 

- Font chữ và màu sắc sử dụng có thuận lợi với người đọc hay không?...

Đứng dưới góc nhìn của một người đọc để phát hiện ra những “hạt sạn” có thể ảnh hưởng đến trải nghiệm của nhà tuyển dụng. Những lỗi này tuy nhỏ nhưng sẽ là một điểm trừ vô cùng đáng tiếc. Vì vậy, hãy thực sự để tâm và đầu tư đúng mực vào việc tạo CV chăm sóc khách hàng. 

3. Tham khảo các mẫu CV chăm sóc khách hàng tại Viecnhanh365.com 

Ba bước làm trên sẽ không còn là quan trọng nữa nếu bạn sử dụng các mẫu CV chăm sóc khách hàng có sẵn tại Viecnhanh365.com. Không phải đau đầu trong việc lựa chọn màu sắc, font chữ hay các phần mục cần có cho một CV xin việc cụ thể, chúng tôi đã thay bạn làm những nhiệm vụ học búa đó. Điều bạn cần làm là quyết định sử dụng mẫu CV nào trong kho mẫu CV xin việc, sau đó điền thông tin vào mẫu có sẵn là xong! 

Tổng kết lại, qua bài viết này, Viecnhanh365 đã giúp bạn có thêm những hiểu biết xoay quanh CV xin việc của một ngành nghề “vừa lạ vừa quen” - chăm sóc khách hàng. Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến những kinh nghiệm tìm việc làm khác, bạn có thể truy cập vào Blog trên trang chủ của chúng tôi. Nhờ có Viecnhanh365.com, hành trình tìm việc không còn là thử thách!

Hiển thị thêm
scroll