“Chiếm trọn” trái tim nhà tuyển dụng cực dễ với mẫu CV kế toán hot
Tìm mẫu CV
Sắp xếp
Xem trước
Dùng mẫu
CV Kế toán
CV Kế toán
Màu sắc
Xem trước
Dùng mẫu
CV Kế toán tổng hợp
CV Kế toán tổng hợp
Màu sắc
Xem trước
Dùng mẫu
CV Kế toán
CV Kế toán
Màu sắc
Xem trước
Dùng mẫu
CV Kế toán tổng hợp
CV Kế toán tổng hợp
Màu sắc
Tại sao Viecnhanh365 không chỉ là một công cụ tạo CV?
Chúng tôi giúp kết nối ứng viên với công ty và nhà tuyển dụng bằng việc cung cấp
một
công cụ hoàn toàn mới để xây dựng, trình bày, chia sẻ CV và tìm công
việc phù hợp dựa trên hồ sơ của bạn.
Mẫu CV đa dạng và chuyên nghiệp
Từ những mẫu CV đơn giản cho đến bắt mắt, tất cả đều có ở Viecnhanh365.com.
Nhanh và đơn giản
Với Viecnhanh365, bạn có thể dễ dàng tạo một chiếc CV hoàn hảo chỉ với vài cú nhấp chuột.
Những mẹo hữu ích
Viecnhanh365 sẽ giúp bạn viết CV một cách chi tiết, tự động đưa ra những đề xuất cũng như cảnh
báo.
Cùng hợp tác với bạn bè
Chỉnh sửa CV cùng bạn bè hoặc nhận sự hướng dẫn từ cố vấn trong cùng một thời điểm để cải
thiện CV.
Tạo những CV tuyệt vời cho công việc tiếp theo của bạn
Chỉ trong 3 bước, tạo ấn tượng ngay với nhà tuyển dụng và công ty với CV chuyên nghiệp và
tuyệt
vời của bạn.
Tạo những CV tuyệt vời cho công việc tiếp theo của bạn
Chỉ trong 3 bước, tạo ấn tượng ngay với nhà tuyển dụng và công ty với CV chuyên nghiệp và
tuyệt vời của bạn.
1
Đăng nhập để có thể lưu CV
Bạn chỉ có thể lưu CV khi đã đăng nhập. Vì vậy bạn cần đảm bảo rằng mình đã đăng nhập
trước khi bắt đầu tạo CV.
2
Bắt đầu tạo CV từ những mẫu CV có sẵn
Chọn mẫu CV phù hợp và tùy chỉnh bố cục, sau đó điền tất cả nội dung cần thiết. Thế
là
xong!
3
Nộp CV thôi!
Bây giờ, CV của bạn đã sẵn sàng rồi! Hãy lưu và tải về để bắt đầu theo đuổi công việc
mơ
ước nào.
Mục lục
Kế toán - Kiểm toán luôn nằm trong top những ngành nghề “hot” nhất tại Việt Nam bởi mức thu nhập hấp dẫn. Tuy vậy, yêu cầu để gia nhập nhanh lớn kết hợp với tỷ lệ cạnh tranh cao đã khiến cho nhiều người có hứng thú với lĩnh vực này e dè không dám thử sức. Hãy nâng cao sự tự tin của mình bằng việc học cách tạo mẫu CV kế toán chuyên nghiệp có thể chinh phục mọi nhà tuyển dụng.
1. Tìm hiểu về mẫu CV kế toán
CV (Tên đầy đủ là Curriculum Vitae hay Resume) là một bản sơ yếu lý lịch ngắn gọn trình bày những thông tin cơ bản nhất của ứng viên. Hành trình xin việc của các ứng viên hiện nay thường bắt đầu từ bước nộp CV cho nhà tuyển dụng, sau đó là quá trình đánh giá, sàng lọc CV mới có thể tiếp tục có mặt trong các bước tiếp theo. Vì vậy, có thể nói CV đóng vai trò vô cùng quan trọng trong bộ hồ sơ xin việc của mỗi người.
Vậy, cụ thể mẫu CV kế toán là gì? Vì sao ta cần phải chuẩn bị mẫu CV kế toán?
1.1. Định nghĩa mẫu CV kế toán
Mẫu CV kế toán là loại CV được sử dụng trong lĩnh vực kế toán - kiểm toán. Nó chính là lời chào đầu tiên của những ứng viên đến các nhà tuyển dụng. Đối với một ngành có nhiều yêu cầu khắt khe về trình độ, năng lực của ứng viên như kế toán - kiểm toán, việc chuẩn bị mẫu CV kế toán thật sự rất cần thiết bởi nó ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng được chọn của ứng viên.
1.2. Những trường hợp cần chuẩn bị mẫu CV kế toán
Bạn sẽ được yêu cầu phải chuẩn bị một mẫu CV kế toán khi bạn ứng tuyển vào những vị trí thuộc ngành kế toán - kiểm toán. Việc chuẩn bị CV xin việc được coi là một việc làm bắt buộc nếu bạn muốn thể hiện năng lực, trình độ và những bằng cấp có liên quan cho nhà tuyển dụng.
Viecnhanh365.com có thể liệt kê một số vị trí cần phải có mẫu CV kế toán khi xin việc:
- Kế toán thuế: Là người chịu trách nhiệm quản lý những vấn đề liên quan đến thuế của doanh nghiệp, nhiệm vụ của họ là tổng hợp các hóa đơn và tính toán những khoản thuế công ty cần phải nộp, sau đó tiến hành kê khai và báo cáo thuế.
- Kế toán kho: Người làm trong vị trí kế toán kho có trách nhiệm theo dõi, ghi chép và báo cáo hoạt động xuất - nhập của nguyên liệu hay sản phẩm trong kho. Đây là một công việc quan trọng bởi kết quả công việc của họ liên quan rất nhiều đến chi phí và lợi nhuận của doanh nghiệp.
- Kế toán công nợ: Người làm việc trong vị trí này có nhiệm vụ theo dõi các khoản nợ (cần thu) - có (cần trả), theo dõi và tiến hành cân đối kế toán và lập những chứng từ liên quan đến hoạt động thu và chi cũng như kiểm soát tính hợp pháp của những chứng từ này.
- Kế toán tổng hợp: Thay vì thực hiện những nhiệm vụ nhỏ lẻ, những người làm việc trong vị trí này sẽ phụ trách toàn bộ các mảng thuộc về kế toán doanh nghiệp, tức là nó sẽ bao gồm mọi công việc của kế toán kho, kế toán công nợ, kế toán thanh toán, kế toán thuế,...
- Kiểm toán nhà nước: Là bộ phận trực thuộc cơ quan nhà nước, có chức năng kiểm tra hoạt động sử dụng tài chính và tài sản nhà nước theo đúng với quy định của pháp luật.
- Kiểm toán nội bộ: Là bộ phận đặt dưới sự quản lý của ban Giám đốc, do doanh nghiệp tự thành lập nhằm kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động phía bên trong của tổ chức.
Như vậy, có thể thấy mẫu CV kế toán có thể áp dụng khi đi xin việc ở rất nhiều vị trí, miễn là công việc đó yêu cầu các kỹ năng của một kế toán viên, kiểm toán viên. Chính vì vậy, nếu bạn đang cảm thấy hứng thú với bất kỳ vị trí nào được đề cập trên đây, hãy bắt tay ngay vào việc tạo một mẫu CV kế toán thật chất lượng để thử sức với ngành nghề này.
2. Những yêu cầu đặt ra với một mẫu CV kế toán
Khác với những yêu cầu cần lưu ý khi viết CV designerhay CV kinh doanh, trong quá trình tạo CV kế toán bạn cần phải để ý các chi tiết sau đây để CV xin việc hoàn thiện hơn cũng như phát huy được tối đa giá trị của nó:
2.1. Biết và hiểu rõ vị trí bạn đang ứng tuyển
Như những ví dụ Viecnhanh365 đã cung cấp ở trên, ngành kế toán - kiểm toán tưởng như đơn giản, ít ngách nhỏ nhưng thực tế lại chia ra làm rất nhiều vị trí công việc với những nhiệm vụ, vai trò khác nhau. Điều này đã dẫn đến việc những yêu cầu đặt ra cho từng vị trí cũng có điểm khác biệt chứ không giống nhau hoàn toàn. Chính vì vậy, trước khi bắt tay vào tạo CV, hãy đảm bảo rằng bạn đã biết và hiểu rõ vị trí mình đang ứng tuyển, bao gồm trách nhiệm và yêu cầu của nó để điều chỉnh mẫu CV kế toán cho phù hợp với công việc.
Việc bạn sử dụng chung một mẫu CV kế toán cho các vị trí khác nhau trong ngành sẽ dẫn đến việc cung cấp những thông tin chung chung, không cụ thể khiến cho nhà tuyển dụng không có đủ cơ sở để đánh giá năng lực, trình độ của ứng viên.
2.2. Cung cấp thông tin về bằng cấp, chứng chỉ kế toán
Nếu ở một số ngành nghề, các thông tin về bằng cấp, chứng chỉ không phải là yêu cầu bất di bất dịch thì đối với mẫu CV kế toán, đây lại là tiêu chí bắt buộc phải được đưa vào CV. Để có thể thực hiện hoạt động kế toán - kiểm toán, bạn không thể không có chứng chỉ kế toán. Việc bạn chưa được đào tào về kế toán chuyên nghiệp đồng nghĩa với bạn chưa đáp ứng được yêu cầu cơ bản của ngành.
2.3. Nhấn mạnh vào kỹ năng làm việc
Đối với một người làm công việc kế toán - kiểm toán, họ phải có rất nhiều kỹ năng để đảm bảo độ chính xác tuyệt đối khi xử lý giấy tờ, số liệu. Chính vì vậy, khi viết CV kế toán, hãy tập trung mô tả những kỹ năng hữu ích cho công việc mà bạn đang ứng tuyển để thuyết phục nhà tuyển dụng, nhất là khi bạn chưa có nhiều kinh nghiệm công tác trong ngành.
3. Nội dung của một mẫu CV kế toán
Mẫu CV kế toán cũng bao gồm những phần, mục cơ bản như các loại CV xin việc của ngành nghề khác, nhưng điểm khác biệt sẽ nằm ở việc bạn tập trung trình bày những thông tin nào.
3.1. Phần thông tin cá nhân đối với mẫu CV kế toán
Nhiệm vụ đầu tiên của CV xin việc là phải giới thiệu cho người đọc biết được người ứng tuyển là ai thông qua việc trình bày những thông tin cá nhân như tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email,... Khi viết những thông tin này, bạn cần lưu ý:
- Các thông tin đưa phải phải chính xác, rõ ràng và cô đọng. Ví dụ: Khi viết họ tên trong CV kế toán bạn phải sử dụng họ tên đầy đủ, không viết tắt hay sử dụng nickname; số điện thoại phải là số bạn thường xuyên sử dụng; địa chỉ cũng phải là nơi bạn đang sinh sống… Những thông tin này tưởng như không có ý nghĩa cụ thể song thực tế lại giúp nhà tuyển dụng đánh giá được mức độ phù hợp hay khả năng gắn bó của bạn với công việc.
- Lưu ý về hình ảnh sử dụng trong CV. Hình ảnh cá nhân là chi tiết ít ứng viên nào chú ý đến nên đã dẫn tới nhiều trường hợp bị mất điểm do sử dụng hình ảnh không phù hợp hay thể hiện sự thiếu chuyên nghiệp. Tuy không có yêu cầu khắt khe về hình ảnh như khi viết sơ yếu lý lịch nhưng bạn vẫn phải đáp ứng được những yêu cầu cơ bản: Hình ảnh gần với thời điểm xin việc nhất có thể và là ảnh chụp chính diện chưa qua chỉnh sửa, trang phục trong ảnh cũng phải kín đáo và lịch sự.
- Thận trọng khi cung cấp thông tin: Không phải thông tin cá nhân nào cũng có ý nghĩa đánh giá đối với nhà tuyển dụng. Bạn cần phải xem xét những thông tin bạn muốn cho vào CV để tránh trường hợp thông tin bạn viết có thể hình thành những đánh giá tiêu cực, chủ quan, chẳng hạn như tôn giáo, bệnh tật, hôn nhân,...
3.2. Phần giới thiệu/tóm tắt đối với mẫu CV kế toán
Trang web Ladders trong thời gian vừa qua đã thực hiện một khảo sát trong giới nhân sự và kết quả được công bố có thể sẽ khiến nhiều ứng viên hoang mang: Trung bình, mỗi nhà tuyển dụng chỉ dành ra khoảng 7 đến 8 giây để xem xét CV của một ứng viên. Như vậy, liệu họ có thể nắm được những thông tin cần thiết mà bạn muốn truyền tải hay không?
Không ai có thể chắc chắn rằng điều này sẽ không xảy ra với CV của mình, vì vậy hãy thực hiện ưu tiên “phòng bệnh hơn chữa bệnh”, hãy chủ động chắt lọc và tóm gọn những thông tin có giá trị nhất trong CV rồi đặt vào các vị trí nổi bật (chẳng hạn như ở phần đầu CV, ngay dưới phần thông tin cá nhân) để thu hút của nhà tuyển dụng.
Như vậy, dù nhà tuyển dụng có lướt nhanh như thế nào thì những vấn đề cơ bản cũng đã được đặt ở những vị trí dễ thấy, nâng cao tỷ lệ nắm bắt thông tin của nhà tuyển dụng.
3.3. Phần mục tiêu nghề nghiệp đối với mẫu CV kế toán
Mục tiêu mà mỗi cá nhân đặt ra cho công việc sẽ cho thấy khả năng gắn bó với công việc của ứng viên trong trường hợp họ được chọn vào vị trí ứng tuyển. Nếu lộ trình thăng tiến của nhân viên phù hợp với chính sách phát triển của tổ chức thì nhiều khả năng nhân viên đó sẽ gắn bó lâu dài với công ty. Đặc biệt hơn, chi tiết này còn có khả năng thể hiện được sự quyết tâm và niềm đam mê với nghề thông qua việc bạn trình bày và truyền tải đến người đọc.
Khi viết mục tiêu nghề nghiệp, hãy lưu ý khả năng phát triển và kết quả bạn mong muốn đạt được trong tương lai. Mục tiêu ở mỗi giai đoạn sẽ khác nhau để có thể phản ánh được sự trưởng thành của mỗi cá nhân trong công việc. Vì vậy, hãy tách mục tiêu của mình ra theo hai giai đoạn chủ yếu là ngắn hạn và dài hạn để cụ thể hóa những mong muốn và tham vọng gặt hái thành tựu trong nghề nhưng vẫn đảm bảo tính khả thi, thực tế và phù hợp.
3.4. Phần trình độ học vấn đối với mẫu CV kế toán
Với một công việc nặng tính chuyên môn như kế toán - kiểm toán, việc bạn có kiến thức càng chuyên sâu càng giúp bạn thực hiện nhiệm vụ tốt hơn. Chính vì vậy, hãy cung cấp thật chi tiết những thông tin về quá trình học tập của bạn để lấy điểm cộng từ nhà tuyển dụng.
Hãy ưu tiên bắt đầu từ cấp học cao nhất để gây ấn tượng cho người đọc rồi tiếp tục liệt kê theo trình tự thời gian những cấp học thấp hơn. Tuy nhiên, bạn có thể bỏ qua cấp Tiểu học và Trung học cơ sở trong CV vì đây là hai cấp học nền tảng ở Việt Nam, bắt buộc phải trải qua nếu muốn học lên cao hơn.
Ngoài ra, để đảm bảo tính tin cậy, hãy cung cấp đầy đủ thông tin về cơ sở đào tạo, thời gian theo học cũng như chuyên ngành bạn theo đuổi để hoàn thiện bức tranh toàn cảnh về sự học của mình nhé!
3.5. Phần kinh nghiệm làm việc đối với mẫu CV kế toán
Với một lĩnh vực đặc thù như kế toán - kiểm toán, bạn càng có nhiều kinh nghiệm công tác thì bạn càng có sự am hiểu sâu rộng cũng như kinh nghiệm dạn dày để giải quyết những vấn đề sổ sách, hóa đơn, chứng từ… Vì vậy, các nhà tuyển dụng rất quan tâm đến thông tin này của ứng viên.
Về cơ bản, cũng giống như việc trình bày thông tin về trình độ học vấn, đối với những công việc bạn từng đảm nhận trong quá khứ, bạn nên sử dụng trình tự thời gian, ưu tiên công việc gần nhất để đảm bảo tính thời sự rồi mới lần lượt đề cập đến những công việc xa hơn.
Bên cạnh đó, khi cung cấp thông tin về kinh nghiệm làm việc, hãy cho nhà tuyển dụng biết nhiều hơn về công ty bạn từng làm, thời gian bạn công tác cũng như nhiệm vụ bạn đảm nhận để họ có thêm thông tin phục vụ việc đánh giá ứng viên một cách chính xác nhất.
3.6. Phần kỹ năng đối với mẫu CV kế toán
Kỹ năng chính là phần đặc trưng của bản CV xin việc ngành kế toán. Với những yêu cầu đặt ra đối với người lao động trong ngành này, việc bạn có những kỹ năng cần thiết sẽ quyết định rất lớn đến tỷ lệ được lựa chọn của bạn.
Dù nó rất quan trọng nhưng nó chỉ có một dung lượng nhất định trong CV, vì vậy, bạn không nên liệt kê dàn trải, lan man mà lọc ra những kỹ năng cơ bản nhất cho vị trí ứng tuyển. Một vài kỹ năng mà bạn có thể đặt vào mẫu CV kế toán là:
- Kỹ năng ghi chép, sắp xếp và tổ chức thông tin;
- Kỹ năng quản lý sổ sách;
- Kỹ năng sử dụng thành thạo các công cụ văn phòng (Word, Excel,...)
- Kỹ năng tính toán nhanh và chính xác;...
3.7. Phần bằng cấp, chứng chỉ đối với mẫu CV kế toán
Như đã trình bày ở trên, để có thể thực hiện công việc của một kế toán, kiểm toán viên, bạn cần phải có những chứng chỉ, bằng cấp của các cơ sở đào tạo chuyên nghiệp. Tại Việt Nam, chúng ta có chứng chỉ CPA, CFA chuyên về đào tạo năng lực nghiệp vụ.
Ngoài ra, bạn có thể học thêm các khóa học để có chứng chỉ tin học văn phòng MOS hay các chứng chỉ ngôn ngữ quốc tế (IELTS, TOEIC, TOEFL...) để phục vụ CV xin việc kế toán của bạn thêm phần ấn tượng.
3.8. Phần người tham chiếu đối với mẫu CV kế toán
Không phải là yêu cầu bắt buộc nhưng thông tin này sẽ đưa CV của bạn lên một tầm cao mới vì nó có khả năng đảm bảo được tính chính xác và độ tin cậy của CV.
Người tham chiếu (hay người tham khảo) là các cá nhân có khả năng kiểm chứng và đảm bảo thông tin bạn đưa vào CV là chính xác. Họ nên là những cá nhân có uy tín bởi danh tiếng của họ càng cao thì sự công nhận của họ càng có giá trị. Bạn có thể nhờ quản lý cũ, giáo viên cũ hay đồng nghiệp cũ đứng ra xác minh cho thông tin trong CV của bạn.
4. Mẫu CV kế toán tham khảo cho từng đối tượng ứng viên
Dù bạn là ứng viên giàu kinh nghiệm hay là một sinh viên mới ra trường, chỉ cần bạn có nguyện vọng làm việc trong ngành kế toán - kiểm toán, bạn đều phải chuẩn bị CV xin việc. Tuy nhiên, dựa vào điểm mạnh của mỗi đối tượng mà ta sẽ tập trung vào những thông tin khác nhau để thể hiện trình độ năng lực.
4.1. Mẫu CV kế toán cho những ứng viên giàu kinh nghiệm
Nếu bạn đã có thời gian công tác trong các vị trí liên quan, có nhu cầu chuẩn bị CV để chuyển địa điểm công tác hay đi lên một vị trí cao hơn thì hãy tham khảo một số mẫu CV sau đây. Trong đó, Viecnhanh365.com khuyên bạn tập trung vào kinh nghiệm dày dặn cũng như những kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ để khẳng định năng lực.
Mẫu CV kế toán cho ứng viên giàu kinh nghiệm 1:
Mẫu CV kế toán cho ứng viên giàu kinh nghiệm 2:
Mẫu CV kế toán cho ứng viên giàu kinh nghiệm 3:
4.2. Mẫu CV kế toán cho những ứng viên chưa có kinh nghiệm
Nếu bạn là một sinh viên mới ra trường hay có nhu cầu tìm việc để lấy kinh nghiệm thực tế trong thời gian học tập tại trường thì hãy tham khảo các mẫu CV dành cho những ứng viên chưa có kinh nghiệm dưới đây. Để bù đắp cho những thông tin thiếu sót trong CV, bạn hãy tham khảo những lưu ý khi viết CV cho sinh viên mới ra trường.
Mẫu CV kế toán cho ứng viên chưa có kinh nghiệm 1:
Mẫu CV kế toán cho ứng viên chưa có kinh nghiệm 2:
Mẫu CV kế toán cho ứng viên chưa có kinh nghiệm 3:
Như vậy, những kinh nghiệm quý báu sẽ giúp bạn ghi điểm khi tạo mẫu CV kế toán đã được Viecnhanh365.com trang bị cho bạn vô cùng đầy đủ, nhiệm vụ của bạn lúc này chính là bắt tay ngay vào việc tạo một bản CV thật chất lượng. Ngoài ra, thay vì tự tạo CV từ A đến Z vừa phức tạp vừa mất nhiều thời gian, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những mẫu CV xin việc kế toán từ kho mẫu CV xin việc có sẵn của chúng tôi.
Không chỉ dừng lại ở đây, Viecnhanh365.com sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong hành trình tìm kiếm việc làm mơ ước thông qua việc giải quyết những khó khăn bạn có thể gặp phải và tổng hợp thành bộ cẩm nang tìm việc tại trang chủ của chúng tôi.
Cùng với lời tạm biệt, Viecnhanh365.com chúc bạn sẽ luôn thuận lợi trong sự nghiệp và có được công việc mà mình mơ ước!