Học hỏi kinh nghiệm viết CV nhân viên kinh doanh “ẵm trọn điểm 10”
Tìm mẫu CV
Sắp xếp
Xem trước
Dùng mẫu
CV Kinh doanh 2
CV Kinh doanh 2
Màu sắc
Xem trước
Dùng mẫu
CV Kinh doanh
CV Kinh doanh
Màu sắc
Xem trước
Dùng mẫu
CV Kinh doanh màu sắc
CV Kinh doanh màu sắc
Màu sắc
Xem trước
Dùng mẫu
CV Kinh doanh màu sắc
CV Kinh doanh màu sắc
Màu sắc
Xem trước
Dùng mẫu
CV Kinh doanh
CV Kinh doanh
Màu sắc
Xem trước
Dùng mẫu
CV Kinh doanh 2
CV Kinh doanh 2
Màu sắc
Tại sao Viecnhanh365 không chỉ là một công cụ tạo CV?
Chúng tôi giúp kết nối ứng viên với công ty và nhà tuyển dụng bằng việc cung cấp
một
công cụ hoàn toàn mới để xây dựng, trình bày, chia sẻ CV và tìm công
việc phù hợp dựa trên hồ sơ của bạn.
Mẫu CV đa dạng và chuyên nghiệp
Từ những mẫu CV đơn giản cho đến bắt mắt, tất cả đều có ở Viecnhanh365.com.
Nhanh và đơn giản
Với Viecnhanh365, bạn có thể dễ dàng tạo một chiếc CV hoàn hảo chỉ với vài cú nhấp chuột.
Những mẹo hữu ích
Viecnhanh365 sẽ giúp bạn viết CV một cách chi tiết, tự động đưa ra những đề xuất cũng như cảnh
báo.
Cùng hợp tác với bạn bè
Chỉnh sửa CV cùng bạn bè hoặc nhận sự hướng dẫn từ cố vấn trong cùng một thời điểm để cải
thiện CV.
Tạo những CV tuyệt vời cho công việc tiếp theo của bạn
Chỉ trong 3 bước, tạo ấn tượng ngay với nhà tuyển dụng và công ty với CV chuyên nghiệp và
tuyệt
vời của bạn.
Tạo những CV tuyệt vời cho công việc tiếp theo của bạn
Chỉ trong 3 bước, tạo ấn tượng ngay với nhà tuyển dụng và công ty với CV chuyên nghiệp và
tuyệt vời của bạn.
1
Đăng nhập để có thể lưu CV
Bạn chỉ có thể lưu CV khi đã đăng nhập. Vì vậy bạn cần đảm bảo rằng mình đã đăng nhập
trước khi bắt đầu tạo CV.
2
Bắt đầu tạo CV từ những mẫu CV có sẵn
Chọn mẫu CV phù hợp và tùy chỉnh bố cục, sau đó điền tất cả nội dung cần thiết. Thế
là
xong!
3
Nộp CV thôi!
Bây giờ, CV của bạn đã sẵn sàng rồi! Hãy lưu và tải về để bắt đầu theo đuổi công việc
mơ
ước nào.
Mục lục
Nhân viên kinh doanh - công việc cực “hot” đã và đang không chỉ là nghề nghiệp mơ ước của những sinh viên chính nguyên mà còn là lĩnh vực đầy tiềm năng đối với các ứng viên “tay ngang”, chưa có kinh nghiệm về nó. Chính vì vậy, trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt trong ngành, việc bạn có một CV nhân viên kinh doanh chất lượng sẽ là một công cụ hữu ích để bạn vượt qua các đối thủ “khó nhằn”.
1. CV nhân viên kinh doanh là gì? Vì sao CV nhân viên kinh doanh lại cần thiết khi xin việc?
Trước hết, ta cần phải nắm được những kiến thức cơ bản về loại CV này cũng như khả năng ứng dụng của nó trong công việc. Để thâu tóm từ A đến Z về nó, bạn cần trả lời được các câu hỏi lớn, đó chính là “CV nhân viên kinh doanh là loại CV gì?” và “Vì sao nó lại quan trọng?".
CV nhân viên kinh doanh là gì? Vì sao CV nhân viên kinh doanh lại cần thiết khi xin việc?
1.1. CV nhân viên kinh doanh là gì?
Hiểu một cách đơn giản, CV nhân viên kinh doanh chính là CV - một loại giấy tờ quá đỗi quen thuộc với những ứng viên nhiều kinh nghiệm. Tuy nhiên, nó không phải là một bản CV thông thường mà là CV sử dụng trong lĩnh vực kinh doanh (Còn được gọi là Sale), cụ thể hơn là vị trí nhân viên kinh doanh (Sale Staff/Sale Executive) - có thể coi là vị trí nền tảng nếu bạn mong muốn phát triển cao hơn trong lĩnh vực kinh doanh.
Dù có nhiều điểm tương đồng, nhưng khi bắt tay vào thực hiện, ta mới có thể phân biệt rõ ràng những điểm khác biệt giữa CV thông thường với CV nhân viên kinh doanh.
1.2. Vì sao CV nhân viên kinh doanh lại cần thiết khi xin việc?
Vì sao CV nhân viên kinh doanh lại cần thiết khi xin việc?
Là một ngành nghề thuộc top “sôi động” nhất Việt Nam, kinh doanh luôn được ví là “con đường ngắn nhất để thành công” bởi mức thu nhập đáng mơ ước với nhiều người. Tuy nhiên, ít ai biết được rằng bên cạnh “con đường hoa hồng” thì nghề này cũng lắm chông gai khi chứng kiến tỷ lệ nhân viên kinh doanh bị đào thải không hề nhỏ bởi sự cạnh tranh gay gắt cũng như ảnh hưởng của hiện tượng suy thoái kinh tế.
Từ những lý do trên, có thể thấy rằng để làm việc trong vị trí nhân viên kinh doanh là không hề đơn giản mà bạn phải có cả trình độ và đam mê để gắn bó với nghề. Với thử thách đầu tiên là thuyết phục những nhà tuyển dụng khó tính, việc bạn chuẩn bị một bản CV thật chuyên nghiệp và ấn tượng sẽ là công cụ đắc lực nếu nó có thể truyền tải sự quyết tâm và năng lực của chính bạn.
2. Một bản CV nhân viên kinh doanh cần có những nội dung gì?
Về bản chất, một bản CV nhân viên kinh doanh sẽ có nhiều điểm tương đồng với các CV xin việc trong các ngành nghề khác. Tuy nhiên, với đặc thù và tiêu chuẩn khắt khe của ngành, chúng ta cần khôn khéo tập trung vào những thông tin chứng tỏ bạn là mảnh ghép phù hợp với nghề.
2.1. Phần thông tin cá nhân trong CV nhân viên kinh doanh
Điều đầu tiên nhà tuyển dụng muốn bạn từ bạn chính là những thông tin cơ bản để xưng hô, liên lạc. Chính vì vậy, những vấn đề này cần được đặt ở những vị trí nổi bật, trình bày rõ ràng và chính xác.
- Họ và tên đầy đủ: Bạn cần sử dụng tên chính thức được viết trong giấy tờ tùy thân của mình, không sử dụng bí danh, tên giả, nickname,... làm mất đi tính chuyên nghiệp khi xin việc.
- Ngày, tháng, năm sinh: Dù quy định về độ tuổi sẽ được đề cập cụ thể trong bản mô tả công việc (Job Description) nhưng nhà tuyển dụng vẫn sẽ mong muốn tuyển được những ứng viên trong độ tuổi phù hợp nhất. Vì vậy, bạn hãy cung cấp thông tin chính xác, đồng thời không được phép khai gian độ tuổi vì việc gian dối khó có thể qua mắt được những nhà tuyển dụng giàu kinh nghiệm.
- Địa chỉ: Thông tin tưởng như không cần thiết song thực tế lại khá quan trọng. Nếu vị trí bạn sinh sống cách quá xa công ty, thường xuyên xảy ra tình trạng tắc đường khiến bạn thật vất vả mới đến được công ty thì liệu bạn có niềm hứng khởi khi đi làm hay không? Từ suy nghĩ đó, nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được tâm lý của ứng viên, từ đó dự đoán được khả năng gắn bó với công ty, với công việc mới.
- Số điện thoại: Bộ phận nhân sự thường liên lạc với các ứng viên để xác nhận những thông tin cần thiết. Vì vậy, hãy cung cấp số điện thoại bạn thường xuyên sử dụng để có thể bắt máy lên ngay khi có cuộc gọi tới, tránh bỏ lỡ cơ hội.
- Email: Email được coi là không gian làm việc chuyên nghiệp của các công ty vì họ sẽ gửi tới những thông báo, văn bản quan trọng trong quá trình xin việc, phỏng vấn. Vì vậy, bạn hãy cung cấp email chuyên nghiệp, lịch sự nhất có thể, tốt nhất là tạo một địa chỉ email chỉ sử dụng cho công việc để tránh xáo trộn giữa việc công và việc riêng.
Phần thông tin cá nhân trong CV nhân viên kinh doanh
Đây là những thông tin chúng tôi gợi ý bạn nên đặt vào CV nhân viên kinh doanh, ngoài ra, tuy vào mong muốn của mình mà bạn có thể cung cấp thêm các thông tin khác. Thế nhưng đôi khi việc đưa vào CV xin việc những thông tin không có ý nghĩa đánh giá đôi khi sẽ tạo ra kết quả trái ngược, vô tình tạo suy nghĩ phân biệt, thiếu tính khách quan trong đánh giá của nhà tuyển dụng.
2.2. Phần tổng quan/giới thiệu của CV nhân viên kinh doanh
Khi đầu tư công sức và thời gian để tạo CV, ta đôi khi sẽ ít nghĩ tới việc nhà tuyển dụng sẽ không nghiên cứu kỹ càng từng câu chữ trong CV mà chỉ có thể dành thời gian để đọc lướt qua những thông tin nổi bật nhất nên không thể tránh khỏi việc bỏ qua những thông tin bạn cho là có giá trị. Vậy, khi tình huống đó xảy ra với CV của bạn, bạn cần làm gì để tránh sự thiệt thòi?
Giải pháp tốt nhất cho trường hợp này chính là bạn phải chủ động chắt lọc những thông tin đắt giá nhất mà bạn muốn người đọc chú ý và tổng hợp lại thành vài dòng tóm tắt ngắn gọn rồi đặt ở vị trí thật nổi bật trong CV. Đối với nhiều mẫu CV nhân viên kinh doanh chuyên nghiệp nhất hiện nay, phần tóm tắt này thường được đặt ngay dưới tên họ của ứng viên - thông tin nổi bật nhất trong CV để hưởng “ánh hào quang”, từ đó thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng.
Phần tổng quan/giới thiệu của CV nhân viên kinh doanh
2.3. Phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV nhân viên kinh doanh
So với những ngành nghề khác, mỗi người theo đuổi lĩnh vực kinh doanh luôn phải đặt ra một mục tiêu cụ thể, đó là KPI, là sự thăng tiến lên một vị trí cao hơn,...
Nếu bạn chưa biết cách thiết lập mục tiêu vừa cụ thể vừa chi tiết, bạn có thể áp dụng mô hình SMART, một mô hình được rất nhiều nhà kinh doanh biết tới và áp dụng vào công việc của họ. Theo mô hình này, một mục tiêu có hiệu quả và dễ dàng đo lường cần đáp ứng được 5 tiêu chí thông qua việc trả lời 5 câu hỏi sau đây:
- Tính cụ thể (Specific): “Tôi mong muốn đạt được điều gì?”, mục tiêu bạn đặt ra cần có sự cụ thể, rõ ràng, tránh đặt ra những dự đoán mơ hồi, không thành hình bởi sẽ rất khó để biến nó thành hiện thực.
- Tính đo lường (Measurable): “Tôi sẽ đo lường mục tiêu như thế nào?”, khi đặt ra mục tiêu, nếu bạn đưa ra một con số cụ thể thì mục tiêu sẽ dễ dàng đạt tới hơn nhiều so với việc phấn đấu mà không biết thế nào là đủ, nhất là đối với nhân viên kinh doanh - kết quả công việc đo lường dựa vào doanh thu và lợi nhuận bạn có thể kiểm được. Đương nhiên, đó không phải là một con số xa tầm với mà được thiết lập dựa trên năng lực thực tế và khả năng phát triển của bạn.
- Tính khả thi (Achievable): “Mục tiêu của tôi có thể thực hiện được không?”, nếu mục tiêu bạn có quá xa tầm với và bạn cũng biết chắc chắn rằng mình không thể hoàn thành được thì việc đặt mục tiêu là hoàn toàn vô nghĩa. Mục tiêu có thể khó có thể đạt được ở hiện tại song có thể hoàn thành nếu bạn phấn đấu và vượt quá giới hạn đang có.
- Tính liên quan (Relevant): “Mục tiêu của tôi có phù hợp với nhu cầu của công ty hay không?”, mục tiêu không chỉ có ý nghĩa với bạn mà cần phải đem lại giá trị cho tổ chức và nhất quán với mục tiêu chung. Nếu mong muốn của tập thể và cá nhân không phù hợp thì rất dễ xảy ra xung đột lợi ích và rạn nứt mối quan hệ.
- Tính thời gian (Time bound): “Sẽ mất bao lâu để tôi đạt được mục tiêu này?”, việc bạn đặt ra giới hạn thời gian để hoàn thành mục tiêu sẽ thúc đẩy bạn hành động thay vì suy nghĩ “việc hôm nay cứ để ngày mai”.
Ứng dụng mô hình SMART khi đặt mục tiêu trong CV nhân viên kinh doanh
Việc áp dụng mô hình SMART sẽ giúp bạn tạo ra một mục tiêu có giá trị, giúp nhà tuyển dụng đánh giá sự hài hòa giữa lộ trình thăng tiến của nhân viên với chính sách phát triển con người doanh nghiệp, từ đó dự đoán được khả năng duy trì công việc của nhân viên đó.
Ngoài ra, trong dài hạn và ngắn hạn, trình độ năng lực của mỗi người cũng có sự thay đổi nên cần đặt ra hai mục tiêu riêng biệt trong từng giai đoạn của công việc để đảm bảo mục tiêu có giá trị phản ánh hành trình phát triển của con người.
2.4. Phần kinh nghiệm làm việc trong CV nhân viên kinh doanh
Tùy thuộc vào nhu cầu của nhà tuyển dụng có nguyện vọng tìm kiếm những nhân viên tài giỏi, có thể đóng góp ngay cho công việc hay khám phá, đào tạo những “viên ngọc thô” mà mỗi nhà tuyển dụng sẽ có yêu cầu khác nhau đối với kinh nghiệm của người xin việc. Tuy vậy, không thể phủ nhận rằng các ứng viên dày dặn kinh nghiệm thường được ưu tiên xem xét bởi họ đã có sự tiếp xúc nhất định với công việc, từ đó sẽ giúp họ nhanh chóng bắt kịp với công việc mới mà không mất nhiều công sức và thời gian đào tạo.
Phần kinh nghiệm làm việc trong CV nhân viên kinh doanh
Nếu bạn là một ứng viên có kinh nghiệm phong phú, đừng ngại trình bày trong CV để thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng. Trước hết, hãy đảm bảo bạn đã cung cấp đầy đủ các thông tin từ tên cơ quan, thời gian công tác, vị trí công việc và mô tả ngắn gọn những nhiệm vụ bạn từng đảm nhiệm trong vị trí đó. Như vậy, người đọc sẽ có cái nhìn tổng quan về kinh nghiệm của bạn có hữu ích với vị trí mới hay không.
Ngoài ra, việc sắp xếp thông tin về kinh nghiệm làm việc cũng cần được sắp xếp một cách khoa học, ưu tiên công việc bạn trong thời gian gần nhất rồi đến những công việc xa hơn. Bạn hoàn toàn có thể trình bày ngược lại, song nhiều nhà tuyển dụng không mấy mặn mà với những thông tin không thể phản ánh rõ nét những kinh nghiệm, kỹ năng ở thời điểm hiện tại.
2.5. Phần quá trình học tập trong CV nhân viên kinh doanh
Khác với những ngành nghề khác, kinh doanh là “sân chơi mở” luôn chào đón bất cứ ai có mong muốn gia nhập, từ những người học tập chuyên sâu về kinh doanh đến những người chưa từng tìm hiểu về kinh doanh trước đó, nhất là với vị trí nhân viên kinh doanh - chức vụ, quyền hạn và yêu cầu không quá khắt khe. Tuy nhiên, việc bạn nghiêm túc lựa chọn ngành này cũng như lựa chọn học tập sẽ chứng minh sự quyết tâm và đam mê với nghề cũng như kiến thức của bạn về kinh doanh sẽ bài bản hơn nhiều đối thủ khác.
Khi trình bày về học vấn của bạn, hãy bắt đầu từ cấp học cao nhất đến các cấp thấp dần bởi cấp học gần nhất sẽ phản ánh đúng nhất hiểu biết và kiến thức chuyên môn của bạn. Thậm chí, trong nhiều trường hợp, bạn có thể lược bỏ cấp học tiểu học và trung học cơ sở vì đây là hai cấp học thấp nhất trong hệ thống giáo dục, nhà tuyển dụng mặc định bạn đã hoàn thành các cấp học này để lên những cấp học cao hơn.
Phần quá trình học tập trong CV nhân viên kinh doanh
2.6. Phần kỹ năng/điểm mạnh trong CV nhân viên kinh doanh
Phần kỹ năng/điểm mạnh trong CV nhân viên kinh doanh
Việc sử dụng linh hoạt hoạt những kỹ năng khác nhau là yêu cầu đặt ra với các nhân viên kinh doanh, vì vậy những ứng viên có nhiều kỹ năng hữu ích phục vụ cho công việc sẽ được chú ý nhiều hơn.
Ngoài những kỹ năng chuyên môn hay chính là chuyên ngành bạn đang theo học thì lĩnh vực kinh doanh còn đòi hỏi nhiều kỹ năng mềm khác, chẳng hạn như:
- Kỹ năng thuyết trình một cách mạch lạc, trôi chảy trước đám đông;
- Kỹ năng phản biện, thuyết phục khách hàng;
- Kỹ năng xử lý thông tin, biên tập văn bản,...
Nhưng bạn cần lưu ý rằng việc trình bày kỹ năng không chỉ dừng lại ở việc liệt kê lan man nhiều kỹ năng nhất có thể mà chỉ chọn lọc ra khoảng 3 đến 4 kỹ năng bạn tự tin nhất và sẽ giúp đỡ bạn hoàn thành nhiệm vụ rồi tập trung phân tích. Điều này không chỉ thể hiện sự am hiểu với công việc mà còn cho thấy sự tìm hiểu, chuẩn bị kỹ càng về yêu cầu của ngành mình muốn gia nhập.
2.7. Giải thưởng, chứng chỉ, bằng cấp trong CV nhân viên kinh doanh
Nếu bạn là một cá nhân xuất sắc, có nhiều giải thưởng, chứng chỉ trong quá trình học tập và làm việc thì hãy cung cấp thật đầy đủ thông tin về tên giải thưởng/chứng chỉ cùng với thời gian được công nhận để thu hút nhà tuyển dụng.
Giải thưởng, chứng chỉ, bằng cấp trong CV nhân viên kinh doanh
Ngược lại, nếu bạn không có những thành tích nổi trội, bạn có thể bỏ qua phần thông tin này.
2.8. Người tham chiếu trong CV nhân viên kinh doanh
Nhà tuyển dụng thường giữ thái độ trung lập đối với thông tin mà bạn đưa ra trong CV, để phá vỡ thế cân bằng và lôi kéo niềm tin của người đọc, bạn hãy thêm vào thông tin liên lạc của một hay nhiều cá nhân như quản lý cũ, thầy giáo cũ hay đồng nghiệp cũ… có thể đứng ra xác minh những thông tin bạn đưa ra là chính xác và đáng tin cậy, đó chính là người tham chiếu.
Người tham chiếu trong CV nhân viên kinh doanh
Người tham chiếu càng có chức vụ quan trọng, uy tín trong lĩnh vực của họ càng cao thì CV của bạn càng đáng tin cậy. Tuy nhiên, nếu bạn không quen ai có thể đứng ra làm điều này, bạn cũng có thể bỏ qua và tập trung chứng minh bằng năng lực của bản thân.
3. Tham khảo các mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Việt và tiếng Anh chuyên nghiệp nhất hiện nay
Tham khảo các mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Việt và tiếng Anh chuyên nghiệp nhất hiện nay
Tùy vào yêu cầu của vị trí bạn ứng tuyển mà bạn có thể trình bày CV nhân viên kinh doanh bằng các ngôn ngữ khác nhau, nhưng được sử dụng phổ biến nhất vẫn là CV tiếng Việt và CV tiếng Anh. Sau đây, bạn hãy cùng Viecnhanh365.com tìm hiểu một số mẫu CV tham khảo bằng hai ngôn ngữ này:
3.1. Mẫu CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Việt cực chuyên nghiệp
Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Việt số 1:
Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Việt số 1
Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Việt số 2:
Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Việt số 2
Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Việt số 3:
Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Việt số 3
3.2. Mẫu CV nhân viên kinh doanh bằng tiếng Anh siêu ấn tượng
Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh số 1:
Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh số 1
Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh số 2:
Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh số 2
Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh số 3:
Mẫu CV nhân viên kinh doanh tiếng Anh số 3
Thông qua bài viết này, Viecnhanh365.com có thể khẳng định rằng viết CV nhân viên bán hàng không hề khó nếu bạn nắm được cách viết đặc trưng cho loại CV này. Hy vọng bạn sẽ có cho mình những thông tin hữu ích hỗ trợ cho quá trình tạo CV khi xin việc. Nếu gặp khó khăn trong việc tạo CV xin việc nói chung và làm CV cho công việc nhân viên kinh doanh nói riêng, hãy tham khảo kho mẫu CV của nhiều ngành nghề, ngôn ngữ của Viecnhanh365.com để sử dụng ngay mà chẳng tốn nhiều công sức. Không chỉ giúp bạn tạo CV chuyên nghiệp, chúng tôi còn đồng hành cùng bạn trên hành trình xin việc thông qua bộ cẩm nang tìm việc cực kỳ hữu ích.
Còn bây giờ, chần chừ gì mà không tạo CV và ứng tuyển ngay vào vị trí công việc bạn mơ ước!