Bí kíp viết CV cho sinh viên mới ra trường “bách phát bách trúng”
Tìm mẫu CV
Sắp xếp
Xem trước
Dùng mẫu
CV PARTTIME
CV PARTTIME
Màu sắc
Xem trước
Dùng mẫu
CV PARTTIME
CV PARTTIME
Màu sắc
Tại sao Viecnhanh365 không chỉ là một công cụ tạo CV?
Chúng tôi giúp kết nối ứng viên với công ty và nhà tuyển dụng bằng việc cung cấp
một
công cụ hoàn toàn mới để xây dựng, trình bày, chia sẻ CV và tìm công
việc phù hợp dựa trên hồ sơ của bạn.
Mẫu CV đa dạng và chuyên nghiệp
Từ những mẫu CV đơn giản cho đến bắt mắt, tất cả đều có ở Viecnhanh365.com.
Nhanh và đơn giản
Với Viecnhanh365, bạn có thể dễ dàng tạo một chiếc CV hoàn hảo chỉ với vài cú nhấp chuột.
Những mẹo hữu ích
Viecnhanh365 sẽ giúp bạn viết CV một cách chi tiết, tự động đưa ra những đề xuất cũng như cảnh
báo.
Cùng hợp tác với bạn bè
Chỉnh sửa CV cùng bạn bè hoặc nhận sự hướng dẫn từ cố vấn trong cùng một thời điểm để cải
thiện CV.
Tạo những CV tuyệt vời cho công việc tiếp theo của bạn
Chỉ trong 3 bước, tạo ấn tượng ngay với nhà tuyển dụng và công ty với CV chuyên nghiệp và
tuyệt
vời của bạn.
Tạo những CV tuyệt vời cho công việc tiếp theo của bạn
Chỉ trong 3 bước, tạo ấn tượng ngay với nhà tuyển dụng và công ty với CV chuyên nghiệp và
tuyệt vời của bạn.
1
Đăng nhập để có thể lưu CV
Bạn chỉ có thể lưu CV khi đã đăng nhập. Vì vậy bạn cần đảm bảo rằng mình đã đăng nhập
trước khi bắt đầu tạo CV.
2
Bắt đầu tạo CV từ những mẫu CV có sẵn
Chọn mẫu CV phù hợp và tùy chỉnh bố cục, sau đó điền tất cả nội dung cần thiết. Thế
là
xong!
3
Nộp CV thôi!
Bây giờ, CV của bạn đã sẵn sàng rồi! Hãy lưu và tải về để bắt đầu theo đuổi công việc
mơ
ước nào.
Mục lục
Vừa tạm biệt chiếc ghế nhà trường để bắt đầu những bước đầu tiên trong sự nghiệp, những sinh viên phải đứng trước sự cạnh tranh khắc nghiệt để tìm được việc làm. Đặc biệt, điều khiến họ e ngại nhất chính là CV cho sinh viên mới ra trường sẽ bị lép vế so với những ứng viên giàu kinh nghiệm. Ở bài viết này, Viecnhanh365.com sẽ chứng minh cho bạn một bản CV xin việc của sinh viên mới ra trường hoàn toàn có thể đặt ngang hàng với CV của những ứng viên có nhiều năm công tác!
1. Định nghĩa CV cho sinh viên mới ra trường. Vì sao cần tạo CV cho sinh viên mới ra trường?
CV (Curriculum Vitae hoặc Resume) nói chung là loại giấy tờ cơ bản, không thể thiếu đối với bất kỳ ai khi đi xin việc. Một bản CV sẽ bao gồm những thông tin cơ bản nhất về con người, trình độ, kỹ năng,... để nhà tuyển dụng có thể đánh giá và sàng lọc ứng viên vào những vòng tiếp theo. Như vậy, có thể thấy CV có vai trò vô cùng quan trọng khi ảnh hưởng đến bước đầu tiên trong con đường tìm kiếm việc làm.
Tuy nhiên, với mỗi cá nhân, vì điều kiện năng lực và hoàn cảnh khác nhau nên CV xin việc cũng mỗi người mỗi khác, không ai có thể giống nhau hoàn về trình độ học vấn hay kinh nghiệm công tác,... Vậy CV cho sinh viên mới ra trường là gì? Vì sao cần tạo CV cho sinh viên mới ra trường?
1.1. Định nghĩa CV cho sinh viên mới ra trường
CV cho sinh viên mới ra trường (Ảnh minh họa)
CV cho sinh viên mới ra trường là CV xin việc dành cho một nhóm đối tượng đặc biệt của lực lượng lao động - những sinh viên mới ra trường. Họ là những cử nhân vừa hoàn thành một cấp học Đại học, đã đủ độ tuổi tâm lý, sinh lý và có nhu cầu bước vào thị trường việc làm để tìm kiếm cơ hội.
Đây chính là lực lượng lao động tiềm năng trong tương lai với rất nhiều ưu điểm vượt trội so với các nhóm đối tượng đã đi làm trước đó. Điểm nổi bật của họ là khả năng thích nghi nhanh chóng, có óc sáng tạo dạt dào, kỹ năng sử dụng công nghệ cao và khả năng học hỏi, lĩnh hội tốt.
Do đó, nếu họ có đủ không gian để phát triển chắc chắn lực lượng lao động của Việt Nam trong tương lai sẽ có sự tiến bộ rất lớn. Chúng ta sẽ không chỉ dừng lại ở những tính từ cần cù, chăm chỉ hay chịu thương chịu khó mà tiến tới lao động một cách tối ưu, áp dụng công nghệ vào quy trình sản xuất.
1.2. Vì sao cần tạo CV cho sinh viên mới ra trường?
Vì đặc điểm của nhóm lao động này nên ta cần phân biệt rạch ròi giữa CV xin việc cho sinh viên mới ra trường và CV xin việc cho những đối tượng khác. Dù có tiềm năng phát triển rất lớn, song ở thời điểm hiện tại những sinh viên mới ra trường là những đối tượng hoàn toàn mới trong thị trường lao động, vì vậy, họ rất thiếu kinh nghiệm làm việc và kỹ năng chuyên môn.
Dù hiện nay, nhiều tập đoàn, công ty và cả nước ta đã và đang tổ chức ra nhiều chương trình cung cấp việc làm hay đào tạo miễn phí cho sinh viên mới ra trường song điều này không nhằm nhò gì với số lượng sinh viên vẫn đang trông chờ vào một công việc ổn định. Chính vì vậy, tình huống không thể tránh khỏi chính là việc họ phải trực tiếp cạnh tranh với những ứng cử viên nặng ký khác, những người đã có kinh nghiệm tham gia vào thị trường lao động.
Trong khi tiêu chí kinh nghiệm làm việc được hầu hết các nhà tuyển dụng quan tâm, coi nó là một tiêu chí quan trọng để lựa chọn ứng viên thì đây là thứ mà sinh viên ra trường thiếu nhất. Như vậy, nếu những sinh viên này tạo CV như bất kỳ ứng viên khác thì chẳng phải kết quả đang chờ họ chẳng phải là xin việc thất bại hay sao?
Trong hoàn cảnh đó, ta mới thấy được CV cho sinh viên mới ra trường thật sự cần thiết với những “newbie” của thị trường lao động, bởi loại CV này sẽ giúp ứng viên không có ưu thế ở kinh nghiệm làm việc có cơ hội thể hiện bản thân ở những tiêu chí khác nổi bật hơn. Như vậy, khi đặt lên bàn cân so sánh, sự chênh lệch giữa một bản CV của người có kinh nghiệm và CV của sinh viên chưa có kinh nghiệm không quá nhiều.
2. Những điểm cần lưu ý khi tạo CV cho sinh viên mới ra trường
Như đã trình bày ở trên, CV cho sinh viên mới ra trường có một số điểm khác biệt so với những mẫu CV xin việc thông thường, nó cần tập trung vào những nội dung khác là thế mạnh của ứng viên để đem lại lợi thế khi so sánh.
2.1. Dời sự chú ý khỏi kinh nghiệm làm việc
Khi viết những bản CV thông thường, kinh nghiệm làm việc được xem là một thứ vũ khí sắc bén giúp ứng viên chinh phục những nhà tuyển dụng khó tính nên cần một không gian rộng lớn để trình bày một cách chi tiết. Nhưng đối với CV cho sinh viên mới ra trường, đối tượng sử dụng là những ứng viên có kinh nghiệm làm việc “khiêm tốn” thì tùy vào tình huống của bản thân mà họ có thể trình bày ngắn gọn, khái quát hay thậm chí là lược bỏ.
Điều quan trọng là sinh viên có thể đưa ra được những thông tin có giá trị hơn để có thể thay thế được tiêu chí kinh nghiệm trong lòng các nhà tuyển dụng. Tập trung vào điểm mạnh là yếu tố then chốt giúp bạn vượt qua những bản CV thông thường.
2.2. Tập trung vào điểm mạnh và kỹ năng làm việc
Dù ứng viên chưa có kinh nghiệm làm việc tại những vị trí liên quan nhưng nếu họ có những kỹ năng quan trọng có thể phục vụ đắc lực trong công việc thì nhiều nhà tuyển dụng vẫn sẵn sàng mở rộng cánh cửa chào đón họ. Chính vì vậy, đừng ngại phô bày những kỹ năng, ưu điểm mà bạn có để thuyết phục người đọc CV rằng bạn là một người có năng lực, điều bạn cần là một môi trường để bạn thể hiện năng lực đó.
2.3. Xây dựng mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng
Việc bạn chưa từng được làm việc trong các vị trí ứng tuyển không là rào cản để bạn tìm hiểu về lĩnh vực đó. Hãy chứng minh cho cho nhà tuyển dụng mình đã có cái nhìn tổng quan về ngành thông qua việc xác lập mục tiêu cụ thể.
Để có thể vạch ra mục tiêu trong tương lai, bạn bắt buộc phải tìm hiểu về ngành, đặc điểm và lộ trình thăng tiến của ngành đó. Dù chưa có kinh nghiệm song nếu nhà tuyển dụng thấy được tầm nhìn, lộ trình phát triển của bạn một cách cụ thể, rõ ràng thì đây sẽ là một điểm cộng tuyệt vời bởi thực tế nhiều ứng viên có nhiều năm công tác vẫn chưa xác định được điều họ muốn gặt hái trong công việc ở tương lai.
3. Nội dung của một bản CV cho sinh viên mới ra trường
Nội dung của một bản CV cho sinh viên mới ra trường (Ảnh minh họa)
Ngay bây giờ, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu cụ thể một bản CV xin việc có những sinh viên mới ra trường sẽ có những thông tin gì, cần tập trung vào đâu để tạo ra lợi thế cạnh tranh.
3.1. Phần thông tin cá nhân trong CV cho sinh viên mới ra trường
Phần thông tin cá nhân trong CV cho sinh viên mới ra trường (Ảnh minh họa)
Đầu tiên, câu hỏi mà bất cứ bản CV xin việc nào cũng phải giải đáp cho người đọc chính là “Bạn là ai?”. Để trả lời câu hỏi này, người viết hãy cung cấp những thông tin cá nhân cơ bản để nhà tuyển dụng sàng lọc và sắp xếp thông tin:
- Họ và tên đầy đủ
- Ngày, tháng, năm sinh của sinh viên: Ngày sinh sẽ “đánh tiếng” cho nhà tuyển dụng biết rằng đây là một ứng viên trẻ tuổi, mới ra trường để sử dụng những tiêu chí khác so với CV của các ứng viên thông thường.
- Địa chỉ cư trú: Lưu ý, ở đây bạn cần điền thông tin cư trú, tức là địa điểm nơi bạn đang sinh sống. Bạn cần phải phân biệt với địa chỉ thường trú được ghi trong căn cước công dân/chứng minh nhân dân. Thông tin này sẽ giúp nhà tuyển dụng xem xét sự thuận tiện khi di chuyển từ nơi ứng viên sống đến công ty, từ đó dự đoán khả năng gắn bó với công việc.
- Số điện thoại: Số điện thoại được sử dụng trong trường hợp bộ phận tuyển dụng của công ty liên lạc trong để thông báo và xác nhận những thông tin có tính chất tức thời. Vì vậy, bạn hãy đảm bảo số bạn cung cấp là số bạn còn sử dụng, sử dụng thường xuyên và thuận tiện nhất để nhận thông báo trong quá trình xin việc.
- Email: Ngoài những công ty phát triển phần mềm liên lạc riêng thì hầu hết các công ty vẫn đang sử dụng email như một không gian làm việc để gửi những văn bản quan trọng. Vì vậy, hãy sử dụng email chuyên nghiệp, tốt nhất là email chỉ phục vụ cho công việc để tránh sự xáo trộn việc công tư.
- Địa chỉ Linkedin và các trang mạng xã hội khác: Linkedin có thể coi là “mạng xã hội” dành cho người đi làm bởi nó là một không gian được thiết kế để kết nối ứng viên và nhà tuyển dụng. Vì vậy, bạn có thể gắn đường link dẫn tới trang Linkedin của bạn để thể hiện sự chuyên nghiệp cũng như bất kỳ trang mạng xã hội nào bạn đang sử dụng để thể hiện rõ hơn tính cách, con người của bạn ngoài đời.
Ngoài những thông tin trên, sinh viên có thể cung cấp những thông tin khác về bản thân, song hãy thận trọng trong việc lựa chọn thông tin muốn đưa vào vì những thông tin không có mục đích đánh giá được thêm vào khi thiếu cân nhắc đã vô tình trở thành điểm trừ của nhiều CV.
3.2. Phần giới thiệu/tóm tắt trong CV cho sinh viên mới ra trường
Có một nghiên cứu được thực hiện trong giới tuyển dụng nhân sự được công bố trên trang Ladders đã cho ra một kết quả vô cùng bất ngờ với nhiều ứng viên: Thông thường, các nhà tuyển dụng chỉ dành ra trung bình 7,4 giây đến 8,8 giây để xem một bản CV. Điều này đã khiến nhiều ứng viên đặt ra câu hỏi: Liệu người đọc có đọc được tất cả những thông tin cần thiết trong CV của họ hay không?
Dù khó có thể trả lời cho câu hỏi hóc búa này nhưng ta vẫn có thể phòng tránh tình huống đó xảy ra với CV của mình bằng việc chủ động chắt lọc những thông tin có giá trị nhất ở từng mục và tóm tắt lại thành phần giới thiệu đặt ở những vị trí nổi bật nhất trên CV. Như vậy, bạn không cần phải băn khoăn việc nhà tuyển dụng sẽ lướt qua những chi tiết ghi điểm mà có thể trình bày “phần ngon nhất” của bữa tiệc ra trước mặt nhà tuyển dụng.
Phần giới thiệu/tóm tắt trong CV cho sinh viên mới ra trường (Ảnh minh họa)
3.3. Phần mục tiêu nghề nghiệp trong CV cho sinh viên mới ra trường
Như đã lưu ý ở trên, để chứng tỏ rằng dù bạn không phải là ứng viên có nhiều kinh nghiệm nhưng chắc chắn bạn sẽ là một ứng viên có lý tưởng, có mục tiêu phát triển rõ ràng. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng bởi những người có mục tiêu sẽ có hướng đi cụ thể và động lực để cống hiến nhiều hơn.
Một công cụ hữu hiệu giúp ứng viên thiết lập được những mục tiêu có giá trị mà có lẽ không còn quá xa lạ với các sinh viên chính là mô hình SMART. Từ việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chí Specific (Cụ thể) - Measurable (Có thể đo lường) - Achievable (Có thể đạt được) - Relevant (Khả thi) - Timebound (Thời gian), mục tiêu của bạn sẽ giúp bạn vạch ra lộ trình thành công và công cụ để đo lường nó một cách trực quan nhất.
Mô hình SMART để thiết lập mục tiêu (Ảnh minh họa)
Ngoài ra, các sinh viên hãy thể hiện tiềm năng phát triển của bản thân thông qua việc đặt ra mục tiêu cho từng giai đoạn khác nhau của công việc. Với dung lượng hạn chế (Khoảng 3 đến 4 dòng), bạn có thể vạch ra hai cột mốc:
- Mục tiêu trong ngắn hạn: Điều bạn cần đạt được ở giai đoạn đầu (từ 6 tháng đến 1 năm) chỉ cần là sự làm quen với môi trường và công việc cũng như những mục tiêu đơn giản, dễ thực hiện là đủ.
- Mục tiêu trong dài hạn: Khi đã bắt nhịp với công việc và tích lũy những kiến thức cần thiết, đây là giai đoạn bạn vạch ra những mục tiêu mới thử thách hơn để vượt qua giới hạn bản thân để vươn lên những vị trí cao hơn.
3.4. Kinh nghiệm làm việc trong CV cho sinh viên mới ra trường
Như đã lưu ý ở trên, phần này không phải là thông tin cần tập trung với một bản CV của sinh viên bởi đây không phải thế mạnh của bạn. Song thực tế thì ít có sinh viên nào hoàn toàn không có kinh nghiệm công tác hiện nay, nhiều trường đại học, cao đẳng coi việc thực tập, thực tế trong thời gian học là hoạt động bắt buộc để có thêm kinh nghiệm thực tiễn, giúp sinh viên bớt lạ lẫm với nghề.
Chính vì vậy, nếu bạn có một số kinh nghiệm thực tập hay làm việc part-time trong quá khứ thì bạn có thể liệt kê vào đây, bao gồm: Tên cơ quan, thời gian làm việc, vị trí công việc, nhiệm vụ của công việc này và những thành tựu nổi bật bạn có được khi đảm nhận công việc đó. Các thông tin này nên được sắp xếp theo trình tự thời gian để thể hiện sự khoa học và logic.
Tuy nhiên, nếu bạn không có kinh nghiệm nào thì bạn có thể không trình bày phần này trong CV của mình.
3.5. Phần kỹ năng làm việc trong CV cho sinh viên mới ra trường
Không có kinh nghiệm làm ưu thế cạnh tranh, các sinh viên cần tập trung thể hiện ở các kỹ năng mà bạn có để chứng tỏ tiềm năng của mình. Với mỗi công việc thì bạn cần sử dụng những kỹ năng khác nhau để hoàn thành một cách tốt nhất, vì vậy đừng cố liệt kê lan man những thông tin không liên quan và đầu tư vào 3 đến 4 kỹ năng có thể hỗ trợ bạn trong quá trình làm việc để phân tích.
Phần kỹ năng làm việc trong CV cho sinh viên mới ra trường (Ảnh minh họa)
Trong quá trình liệt kê, nếu bạn có thể trình bày rõ ràng những kỹ năng này cho nhà tuyển dụng và minh họa trực quan bằng thang đo định lượng thì sẽ là một điểm cộng tuyệt vời.
3.6. Phần giải thưởng, bằng cấp, chứng chỉ trong CV cho sinh viên mới ra trường
Nếu bạn là một sinh viên nổi bật với nhiều giải thưởng, bằng cấp thì đừng ngại gì mà hãy thể hiện ngay cho nhà tuyển dụng. Những thông tin này sẽ phản ánh năng lực và trình độ của ứng viên cũng như sự am hiểu sâu rộng trong những lĩnh vực bạn đang theo đuổi.
Phần giải thưởng, bằng cấp, chứng chỉ trong CV cho sinh viên mới ra trường (Ảnh minh họa)
3.7. Phần dự án/các hoạt động khác trong CV cho sinh viên mới ra trường
Phần dự án/các hoạt động khác trong CV cho sinh viên mới ra trường (Ảnh minh họa)
Nếu bạn từng có kinh nghiệm tham gia vào các dự án, hoạt động ngoại khóa lớn thì bạn có thể trình bày vào CV để thay thế cho kinh nghiệm làm việc. Các thông tin như tên dự án, thời gian thực hiện, vị trí bạn đảm nhận và những đóng góp của bạn vào dự án/hoạt động đó sẽ thể hiện kiến thức, kỹ năng cũng như sự năng động của bạn.
4. Tham khảo những mẫu CV cho sinh viên mới ra trường ấn tượng
Tham khảo những mẫu CV cho sinh viên mới ra trường ấn tượng (Ảnh minh họa)
Ngay sau đây, Viecnhanh365.com sẽ đem đến cho bạn những mẫu CV xin việc dành riêng cho các “newbie” chưa có nhiều kinh nghiệm:
Mẫu CV cho sinh viên mới ra trường cho vị trí Nhân viên Công tác Xã hội:
Mẫu CV cho sinh viên mới ra trường cho vị trí Nhân viên Công tác Xã hội (Ảnh minh họa)
Mẫu CV cho sinh viên mới ra trường cho vị trí Thực tập sinh Kế toán:
Mẫu CV cho sinh viên mới ra trường cho vị trí Thực tập sinh Kế toán (Ảnh minh họa)
Mẫu CV cho sinh viên mới ra trường cho vị trí Thực tập sinh Luật Part-time:
Mẫu CV cho sinh viên mới ra trường cho vị trí Thực tập sinh Luật Part-time (Ảnh minh họa)
Mẫu CV cho sinh viên mới ra trường cho vị trí Thực tập Tư vấn viên:
Mẫu CV cho sinh viên mới ra trường cho vị trí Thực tập Tư vấn viên (Ảnh minh họa)
Như vậy, chúng tôi đã đem đến cho bạn từ A đến Z những thông tin cơ bản về CV cho sinh viên mới ra trường, từ định nghĩa, vai trò, những lưu ý, bố cục trình bày đến những mẫu CV tham khảo đầy trực quan để bạn có thể nắm được thông tin một cách tốt nhất. Ngoài ra, nếu còn gặp khó khăn ở tạo CV thì bạn có thể sử dụng ngay những mẫu CV cho sinh viên mới ra trường vừa chuyên nghiệp vừa thu hút.
Viecnhanh365.com - “Làn gió mới” trong lĩnh vực tuyển dụng hiện đang cung cấp vô vàn những mẫu CV xin việc của nhiều ngành nghề, nhiều ngôn ngữ với đa dạng cá tính có thể làm hài lòng người sử dụng. Ngoài ra, chúng tôi còn đồng hành cùng ứng viên trên hành trình tìm được công việc mơ ước thông qua những blog cẩm nang tìm việc giúp giải đáp những câu hỏi xung quanh vấn đề xin việc - tuyển dụng.
Cuối cùng, chúc các sinh viên mới ra trường sẽ có nhiều cơ hội việc làm và thành công trên con đường mà mình đã chọn!